Loading... Loading...
  QUẢNG CÁO  

Nội dung cần tìm:
Loại văn bản:
Nội dung cần tìm:
  Phần mềm hỗ trợ  


Phần mềm HTKK Thuế 2.5.2


Phần mềm đăng ký thuế cá nhân 2.3


Phần mềm giúp hiển thị website bằng tiếng Việt Unicode


Phần mềm giúp đọc file PDF

Home
Tin tức
Sở hữu trí tuệ
Bí mật thương mại

Phần 1 - Bí mật thương mại là gì?

Phần 2 - Bí mật thương mại hay các quyền sở hữu trí tuệ khác?

Phần 3 - Các chiến lược kinh doanh để quản lý và bảo hộ bí mật thương mại


Guriqbal Singh Jaiya
Trưởng Bộ phận doanh nghiệp vừa và nhỏ Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO)
PHẦN 1
BÍ MẬT THƯƠNG MẠI LÀ GÌ
Bí mật thương mại là gì?
- Nói một cách khái quát, bất cứ thông tin bí mật nào mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp đều đáp ứng tiêu chuẩn là bí mật thương mại
- Bí mật thương mại có thể liên quan đến các loại thông tin khác nhau:
  • kỹ thuật và khoa học
  • thương mại
  • tài chính
  • thông tin phủ định
Thứ hai, ngày 9.4, 3h45 sáng
Fruit of the Loom kiện đối thủ cạnh tranh
 CHICAGO (AP) - Fruit of the Loom kiện đối thủ cạnh tranh Gildan Activewear Inc., buộc tội công ty này đánh cắp bí mật thương mại để chiếm đoạt lợi thế cạnh tranh trong việc kinh doanh đồ trang điểm
Fruit of the Loom tranh cãi về những báo cáo có chứa các mục tiêu sản xuất cây trồng ở El Sanvado, Honduras và Mêhicô cho phép Gildian ước lượng được chi phí sản xuất. Các báo cáo này thể hiện chi tiết lượng bán hàng cho các khách hàng cụ thể, các xu hướng nhu cầu và thông tin về ngân sách.
FBI bắt một người đang bán mã phần mềm
HINDUSTAN TIMES, New Delhi, 28.8.2002
. Shekhar Verma đã bị bắt tại khách sạn Ashok ngày 25.8
. Geometric Software Solutions LTD (GSSL), Mumbai
. Hợp đồng bảo mật (không được bộc lộ, bán, chuyển giao hoặc chuyển nhượng bất cứ thông tin nào về dự án)
. Đại gia về phần mềm của Hoa Kỳ, Solid Works tham gia cùng GSSL để phát triển mã nguồn gỡ lỗi “Solid Works 2001 Plus”
. Tách khỏi GSSL tháng 6.2002, sao chép Mã Nguồn
. Bán cho M/s Solid Concepts, USA với giá 200.000USD
. CBI đã bắt ông ta, ghi âm và ghi hình các giao dịch trong phòng khách sạn.
Ví dụ
Khoa học và Kỹ thuật:
  • các công thức sản xuất sản phẩm
  • cấu tạo kỹ thuật của sản phẩm
  • các phương pháp sản xuất và bản mô tả kỹ thuật
  • các kiểu dáng, bản vẽ, các đồ án kiến trúc, bản thiết kế và bản đồ
  • các mã máy tính
  • bí quyết cần thiết để thực hiện một hoạt động cụ thể
  • dữ liệu thử nghiệm, sổ sách trong phòng thí nghiệm
Thương mại
  • danh sách các nhà cung cấp và khách hàng
  • các sở thích và yêu cầu của khách hàng
  • hồ sơ khách hàng
  • các hợp đồng với nhà cung cấp
  • các kế hoạch tiếp thị và kinh doanh
  • các chiến lược tiếp thị và kinh doanh
  • các chiến lược quảng cáo
  • các kết quả nghiên cứu thị trường
  • các kế hoạch và phương pháp bán hàng
  • các phương pháp phân phối
Tài chính:
  • Cơ cấu giá nội bộ
  • Danh mục giá
Thông tin phủ định
  • các thông tin về những nỗ lực không thành để giải quyết những vấn đề trong sản xuất một số sản phẩm
  • tình trạng bế tắc trong nghiên cứu
  • các giải pháp kỹ thuật đã bị rút bỏ
  • những nỗ lực bất thành trong việc thu hút khách hàng mua một loại sản phẩm nào đó.
Tiêu chuẩn đối với bí mật thương mại?
. Ba yêu cầu cơ bản:
  • thông tin phải bí mật (“không được biết đến rộng rãi hoặc có thể dễ dàng tiếp cận đối với những người trong phạm vi thường liên quan đến loại thông tin đó”)
  • thông tin phải có giá trị thương mại vì tính bí mật
  • người nắm giữ phải có những biện pháp hợp lý để giữ bí mật thông tin đó (ví dụ các hợp đồng bảo mật)
Chủ sở hữu có những quyền gì đối với bí mật thương mại
1.       Chỉ bảo hộ chống việc đạt được, bộc lộ hoặc sử dụng không phù hợp:
o        những người tự động bị ràng buộc trách nhiệm giữ bí mật (bao gồm những người làm công),
o        những người đã ký hợp đồng không tiết lộ bí mật
o        những người đạt được bí mật thương mại thông qua những biện pháp không phù hợp (như đánh cắp, tình báo công nghiệp, mua chuộc);
o        những người cố ý thu thập bí mật thương mại từ những người không có quyền bộc lộ thông tin đó.
2.       Một nhóm người không thể bị ngăn cản việc sử dụng thông tin theo luật bí mật thương mại:
những người bộc lộ bí mật một cách độc lập, không sử dụng những biện pháp bất hợp pháp hoặc vi phạm hợp đồng hoặc luật pháp của nhà nước
ví dụ: sử dụng biện pháp phân tích ngược
Phải làm gì khi người nào đó đánh cắp hoặc bộc lộ trái phép một bí mật thương mại
Thực thi
Các chế tài:
1.       Yêu cầu bồi thường thiệt hại là hậu quả của việc lạm dụng
2.       Khởi kiện tài toà án yêu cầu:
o        dừng việc lạm dụng
o        tịch thu mang tính chất phòng ngừa những hàng hoá chứa bí mật thương mại bị lạm dụng hoặc những sản phẩm co được từ việc lạm dụng
o        Bảo toàn các chứng cứ liên quan.
Để chứng minh hành vi vi phạm, chủ sở hữu phải có khả năng chỉ ra:
  • hành vi xâm phạm mang lại lợi thế cạnh tranh
  • những biện pháp hợp lý để giữ bí mật
  • thông tin được thu thập, sử dụng hoặc bộc lộ theo cách vi phạm thực tiễn kinh doanh trung thực (lạm dụng)
PHẦN 2
BÍ MẬT THƯƠNG MẠI HAY CÁC QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ KHÁC?
Cân nhắc những sự lựa chọn của bạn
Những lợi thế của bí mật thương mại
  • Không mất chi phí đăng ký
    - nhưng mất chi phí cho việc bảo hộ
  • Không bộ lộ vì không có thủ tục nộp đơn
    - nhưng có nhu cầu bộc lộ trên thực tế
  • Có thể chấm dứt quyền muộn hơn
    - nhưng hạn chế vòng đời thương mại
  • Không yêu cầu về tính mới, tính nguyên gốc, tính riêng biệt
    -> có thể bảo hộ những thông tin không có khả năng bảo hộ theo patent, kiểu dáng, bản quyền, nhãn hiệu
Những bất lợi của bí mật thương mại
  • Không được độc quyền khai thác bí mật
    - những người khác có thể khám phá/sáng chế ra bí mật một cách độc lập
    - nếu bí mật được đưa vào một sản phẩm, có thể lấy được bí mật đó từ việc phân tích ngược sản phẩm đó
    - những người khác có thể bảo hộ chúng dưới dạng patent, kiểu dáng, nhãn hiệu
  • Chi phí giữ bí mật có thể cao
    - tòa án có thể yêu cầu những nỗ lực rất lớn hoặc rất tốn kém để giữ bí mật.
  • Khó thực thi hơn
    - Bảo hộ bí mật thương mại nói chung khôngmạnh (cạnh tranh không lành mạnh; một số nước không có luật)
    - Bảo hộ Patent, kiểu dáng, nhãn hiệu hàng hoá sẽ mang lại sự bảo hộ mạnh hơn
Bảo hộ dưới dạng bí mật thương mại hay bảo hộ theo cách khác
  • Không phù hợp cho tất cả các sản phẩm, nhưng cần được xem xét cùng với các hình thức bảo hộ sở hữu trí tuệ khác. Xem xét trên cơ sở từng trường hợp.
  • Bảo hộ bí mật thương mại có thể thích hợp:
1.       Đối với những sáng chế hoặc quy trình sản xuất không đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ theo hình thức khác
2.       Khi bí mật thương mại không được xem là có giá trị lớn để được đáng giá là patent, mẫu hữu ích, kiểu dáng, nhãn hiệu.
3.       Khi có khả năng giữ được bí mật thông tin trong một thời hạn đáng kể
. Nếu thông tin bí mật bao hàm một sáng chế có khả năng được cấp patent có giá trị, bảo hộ bí mật thương mại chỉ phù hợp nếu có thể giữ được bí mật thông tin đó trên 20 năm (thời hạn bảo hộ patent) và nếu những người khác không thể tạo ra sáng chế giống hệt theo cách hợp pháp)
4.       Khi bí mật liên quan đến phương pháp hoặc công thức chế tạo chứ không liên quan đến sản phẩm, vì sản phẩm dễ bị phân tích ngược hơn.
5.       Khi bạn đã nộp đơn yêu cầu bảo hộ theo hình thức sở hữu trí tuệ khác và đang đợi được cấp patent, đăng ký mẫu hữu ích, kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu
Ví dụ số 1
  • Hàng chục năm trước, Coca-Cola đã quyết định giữ bí mật công thức đồ uống nhẹ của mình
  • Chỉ một vài người trong công ty biết được công thức này
  • Được giữ trong một chiếc hầm của một ngân hàng ở Atlanta, Georgia
  • Những người biết được công thức bí mật này đã ký hợp đồng không tiết lộ
  • Người ta đồn rằng những người này không được đi cùng nhau
  • Nếu công thức này được cấp patent, cả thế giới đều có thể sản xuất Coca-Cola
Ví dụ số 2
  • Patent đã được cấp cho hệ thống nối cột hoặc ống (cách gắn các viên gạch với nhau)
  • Nhưng ngày nay patent có thời hạn dài và công ty rất cố gắng để tránh không cho các đối thủ cạnh tranh sử dụng các kiểu dáng, nhãn hiệu và bản quyền.
Ví dụ số 3
  • Kết hợp: những khía cạnh khác nhau của một sáng chế, sản phẩm hoặc kinh doanh có thể được bảo hộ bằng việc sử dụng các luật sở hữu trí tuệ khác nhau
  • Ví dụ: Phần mềm máy tính: Một người phát triển phần mềm máy tính sáng chế ra một phương pháp mới để làm cho một đối tượng nào đó hữu ích và viết một chương trình thực hiện phương pháp đó trên máy tính
    Chương trình này có thể được bảo hộ bản quyền (các ngôn ngữ khác nhau)
    Nếu phương pháp này đáp ứng các tiêu chuẩn về tính mới và tính không hiển nhiên, nhà sáng chế có thể yêu cầu bảo hộ patent cho cả phương pháp, phương tiện có thể đọc được bằng máy tính chứa phương pháp đó và hệ thống máy tính mới để thực hiện phương pháp đó.
    Có thể đáp ứng các yêu cầu bảo hộ patent trong khi giữ lại mã nguồn của chương trình máy tính, vì vậy vẫn giữ được chúng là bí mật thương mại.
 
PHẦN 3
CÁC CHIẾN LƯỢC KINH DOANH ĐỂ QUẢN LÝ VÀ BẢO HỘ BÍ MẬT THƯƠNG MẠI
Mất bí mật thương mại - một vấn đề đang lớn dần
1.       Tại sao điều này lại xảy ra?
o        cách tiến hành kinh doanh của chúng ta ngày nay (sử dụng các nhà thầu, các công nhân thời vụ, ngoài luồng)
o        lòng trung thành của nhân viên giảm sút, hay có sự thay đổi nghề nghiệp hơn
o        phạm tội có tổ chức : kiếm được nhiều tiền khi ăn cắp các đối tượng SHTT công nghệ cao
o        các phương tiện lưu giữ (CD-ROM, đĩa mềm v.v.)
o        sử dụng rộng rãi công nghệ vô tuyến
2.       Các ví dụ về trộm cắp từ bên ngoài
o        trộm cắp bởi những tội phạm chuyên nghiệp nhằm vào công nghệ cụ thể
o        tất công của các mạng lưới thử (hacker)
o        trộm máy tính laptop: mã nguồn, thiết kế sản phẩm, kế hoạch tiếp thị, danh sách khách hàng
o        mời gọi những người tìm kiếm nhân viên giỏi, đại diện như một nhân viên
o        gián điệp công ty
3.       Các ví dụ về trộm cắp từ bên trong
o        80% tội phạm thông tin là từ những nhân viên, nhà thầu phụ, người trong nội bộ được uỷ thác
o        tiêu huỷ/xoá các dữ liệu nghiên cứu triển khai nhằm mục đích phá hoại bởi những nhân viên trả thù
o        trộm cắp các kế hoạch kinh doanh bởi những nhân viên cũ
o        vô ý
10 chiến lược bảo hộ cơ bản
1. Nhận dạng bí mật thương mại
Cân nhắc khi quyết định coi một thông tin là bí mật thương mại:
  • Thông tin đó đã được biết đến ngoài công ty hay chưa
  • Nhân viên và những người khác có liên quan trong công ty đã biết đến một cách rộng rãi chưa
  • Đã tiến hành những biện pháp bảo đảm tính bí mật của thông tin đó chưa.?
  • Giá trị của thông tin đối với công ty của bạn là gì?
  • Giá trị tiềm tàng đối với các đối thủ cạnh tranh của bạn là gì? (bao gồm thông tin phủ nhận)
  • Đã tốn bao nhiêu tiền bạc và công sức để thu nhập và phát triển thông tin đó?
  • Mức độ khó để người khác có thể đạt được, thu nhập và nhân lên thông tin đó.
2. Xây dựng chính sách bảo hộ
Những lợi ích của một chính sách bằng văn bản:
  • Minh bạch
  • Rõ ràng (xác định và bảo hộ như thế nào)
  • Bộc lộ như thế nào
  • Chứng minh các cam kết bảo hộ có ý nghĩa quan trọng khi tố tụng
3. Giáo dục nhân viên
  • Ngăn cản việc bộc lộ do sơ xuất (vô ý)
  • Hợp đồng lao động:
    . Chỉ dẫn sớm về dự định bảo hộ
    . NDA/CA/NCA
    . Nghĩa vụ đối với những nhân viên cũ
  • Nhân viên mới:
    . Qua phỏng vấn, gửi thư cho nhân viên mới, đối xử công bằng và đối đãi thoả đáng đối với hoạt động sáng chế, giới hạn tiếp cận đối với dữ liệu
  • Giáo dục và đào tạo:
    . Văn bản chính sách, mạng nội bộ, đào tạo và kiểm tra định kỳ, phỏng vấn, nghỉ hưu v.v.. Làm cho mọi người biết rằng việc bộc lộ thông tin bí mật có thế dẫn đến việc chấm dứt hợp đồng lao động và/hoặc bị truy cứu trách nhiệm
  • Bảo hộ bí mật thương mại phải là một phần văn hoá của doanh nghiệp:
    . Đào tạo mỗi nhân viên trở thành nhân viên bảo vệ tiềm năng
    . Mỗi nhân viên phải góp phần giữ gìn môi trường an ninh (ví dụ đường dây nóng bảo vệ nặc danh)
  • Thông tin rõ ràng và nhắc nhở
  • Giám sát sự tuân thủ, truy cứu xâm phạm
4. Hạn chế tiếp cận, chỉ với những người cần phải biết thông tin đó
-> hệ thống máy tính cần giới hạn sự tiếp cận của từng nhân viên vào những dữ liệu được sử dụng hoặc cần thiết thực sự cho một giao dịch
5. Đánh dấu tài liệu
  • Giúp nhân viên nhận biết được bí mật thương mại
    -> ngăn chặn bộc lộ vô ý
  • Hệ thống đánh dấu tư liệu thống nhất
    . Trên giấy
    . Bằng phương tiện điện tử (ví dụ dấu hiệu “mật” trên màn hình thư điện tử chuẩn)
6. Cách ly và bảo hộ về mặt vật lý
  • Nộp lưu có khoá riêng biệt
  • Uỷ quyền
  • Kiểm soát truy cập
  • Vào sổ danh sách tiếp cận (người, tư liệu được xem)
  • Giám sát các cơ sở lưu giữ/công ty
  • Xé nhỏ
  • Giám sát, kiểm tra
7. Cách ly và bảo hộ về mặt vật lý
  • Ủy quyền (từ khoá);
  • Kiểm soát truy cập
  • Đánh dấu mật (dấu khắc, hoặc trước hoặc sau thông tin nhạy cảm)
  • Phân lập và khoá theo cách vật lý: băng, đĩa vi tính hoặc các phương tiện lưu giữ khác
  • Email; nhắn tin SMS
  • Giám sát truy cập từ xa đối với các server
  • Bức tường lửa, phần mềm chống vi rut; mã hoá
  • Giám sát, kiểm tra (đối với email: lưu các file đã gửi)
8. Hạn chế sự tiếp cận của công chúng với cơ sở
  • Kiểm soát việc ra vào của khách
  • Đi kèm khách
  • Đôi khi NDA/CA
  • Có thể theo dõi bất cứ người nào đi qua cơ sở của công ty (bằng máy, sơ đồ v.v.)
  • Đàm thoại trên cao
  • Tư liệu xem xét đơn giản
  • Các hộp rác không chủ ý
9. Các bên thứ ba
  • Chia sẻ để khai thác
  • Nhân viên tư vấn, cố vấn tài chính, lập trình viên máy tính, thiết kế website, nhà thầu phụ, liên doanh v.v.
  • Hợp đồng bảo mật, hợp đồng không tiết lộ
  • Hạn chế tiếp cận theo nhu cầu cần biết
10. Cung cấp tự nguyện
  • Chia sẻ để khai thác
  • Nhân viên tư vấn, cố vấn tài chính, lập trình viên máy tính, thiết kế website, nhà thầu phụ, liên doanh v.v.
  • Hợp đồng bảo mật, hợp đồng không tiết lộ
·         Hạn chế tiếp cận theo nhu cầu cần biết
* Ghi nhớ
    • Phát triển và duy trì chương trình bí mật thương mại
      . Hoạt động kinh doanh tốt
      . Yêu cầu pháp lý đối với việc bảo hộ bí mật thương mại
      . Luật bảo mật
    • Không đăng ký nhưg cần đáp ứng 3 tiêu chuẩn để được bảo hộ pháp lý
    • Không cần bí mật hoàn toàn nhưng phải có “các biện pháp hợp lý (ví dụ DuPont)
    • Cân nhắc sự bảo hộ thay thế  
  Mời bạn xem thêm
Thiết kế bố trí mạch tích hợp
(Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn :  1. "Mạch tích hợp bán dẫn" là sản phẩm dưới dạng thành phẩm hoặc bán thành phẩm, trong đó các phần tử - với ít nhất một phần tử tích cực và một số hoặc tất cả các mối liên kết ...)
Chỉ dẫn địa lý
(Chỉ dẫn địa lý là thông tin về nguồn gốc của hàng hoá: từ ngữ; dấu hiệu; biểu tượng; hình ảnh để chỉ: một quốc gia, một vùng lãnh thổ, một địa phương mà hàng hoá được sản xuất ra từ đó. Chất lượng, uy tín, danh tiếng của hàng hoá ...)
Kiểu dáng công nghiệp
( Kiểu dáng công nghiệp là gì? Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp Quyền nộp đơn kiểu dáng ...)
Nhãn hiệu
(·  Nhãn hiệu là gì? ·  Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu  ·  Quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu  ·  Cần làm gì trước khi đăng ký nhãn hiệu ·  Hồ sơ đơn đăng ký nhãn hiệu  ·  Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu  ·  Quá trình xét nghiệm đơn nhãn hiệu  ·  Khiếu nại và ...)
Sáng chế/giải pháp hữu ích
( Sáng chế là gì? Giải pháp hữu ích là gì? Bằng độc quyền sáng chế (patent) ...)
Bảo vệ nhãn hiệu thương mại trên Internet
(Với sự mở rộng của thương mại điện tử thông qua các trang web bán đấu giá (auction web site) và bán lẻ (stand-alone web site) trên Internet với nhiều sản phẩm được chào bán, những người nắm giữ các nhãn hiệu thương mại đang đối mặt với những thách ...)
Sử dụng hợp lý là gì?
(“Sử dụng hợp lý” là một ngoại lệ của việc bảo vệ bản quyền theo luật Mỹ. Nó cho phép người ta được sử dụng một sản phẩm có bản quyền với một mức độ nhất định mà không phải xin phép tác giả hoặc chủ sở hữu. )
thách thức về vấn đề bản quyền trong thời đại kỹ thuật số
(Kể từ khi ra đời đến nay, luật bản quyền đã thích ứng với những thay đổi về công nghệ. Ngày nay, những thay đổi được nói đến nhiều nhất đều liên quan đến lĩnh vực kỹ thuật số, mạng truyền thông số hóa như mạng Internet và máy tính ...)
Giới thiệu khái quát điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ
(Việc bảo hộ chặt chẽ quyền sở hữu trí tuệ (IPR) trên thế giới có ý nghĩa sống còn đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế của tất cả mọi quốc gia trong tương lai )
Tại sao bảo vệ Sở hữu trí tuệ lại quan trọng
(E. Anthony Wayne Hiện nay, người ta ngày càng quan tâm tới các vấn đề sở hữu trí tuệ. Nhưng đáng tiếc là vấn đề này lại thường xuyên được đề cập theo chiều hướng nhấn mạnh đến những điều gây tranh cãi và những tranh luận trái ngược nhau. )
Sở hữu trí tuệ là gì?
(“Rum và Coca-Cola”, một bài hát Calypsocó lẽ là nổi tiếng nhất mọi thời đại về một đề tài nóng bỏng, vào những năm 1940 là bài hát ăn khách nhất của ban nhạc Andrews Sisters )
Chúng ta xác định sở hữu trí tuệ như thế nào?
(Sở hữu trí tuệ liên quan đến sự sáng tạo tinh thần: phát minh, các tác phẩm văn học và nghệ thuật, các biểu tượng, tên gọi, hình ảnh và các kiểu dáng được sử dụng trong thương mại. )
Đăng ký bằng độc quyền sáng chế và nhãn hiệu hàng hóa
(Quy trình đăng ký bằng độc quyền sáng chế và nhãn hiệu hàng hóa được thực hiện theo các bước như sau: )
Hiểu về sáng chế, nhãn hiệu hàng hoá và bản quyền
(Sáng chế, nhãn hiệu hàng hoá và bản quyền là “sở hữu trí tuệ” – liên quan đến các sản phẩm có nguồn gốc từ tinh thần sáng tạo. )
Phương thức bảo vệ tài sản sở hữu trí tuệ
(Bạn có một ý tưởng kinh doanh tốt và bạn muốn biết làm thế nào để bảo vệ nó. Loại hình bảo hộ này có thể thực hiện tuỳ thuộc: )
Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
(Kiểu dáng công nghiệp là những thứ tạo cho hàng hoá sự thu hút và hấp dẫn. khi một kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ, bạn (chủ sở hữu - người hoặc tổ chức đã đăng ký kiểu dáng-) )
Hiểu biết hạn chế về thương hiệu từ phía doanh nghiệp
(Khi Công ty Cà phê Trung Nguyên (TN) chúng tôi nộp đơn đăng ký thương hiệu tại Mỹ thì phát hiện đã có một công ty Mỹ nộp đơn đăng ký nhãn hiệu Trung Nguyên )
Bảo vệ nhãn hiệu để cạnh tranh và hội nhập
(Gần đây, báo chí thường xuyên đề cập đến vấn đề vi phạm quyền sở hữu thương hiệu (1), làm nhái nhãn hiệu hàng hoá )
Chính phủ tập trung tiền cho nghiên cứu và chuyển giao công nghệ
(Mới đây, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng cùng lãnh đạo Bộ NN&PTNT đã có buổi đối thoại, trao đổi thẳng thắn với các nhà khoa học )
Các doanh nghiệp xin hỗ trợ theo Nghị định 119 sẽ ký hợp đồng với Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia
(Theo báo cáo của ông Phan Hồng Sơn - Giám đốc Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia tại buổi làm việc với Thứ trưởng Bộ KH&CN Lê Đình Tiến )
  Hỗ trợ trực tuyến  
Hãy để luật sư giúp đỡ bạn
 
Hà nội

* Tư vấn Doanh nghiệp
* Tư vấn Đầu tư nước ngoài
* Tư vấn Đất đai
* Tư vấn Dân sự

* Tư vấn Doanh nghiệp
* Tư vấn Đầu tư nước ngoài
* Tư vấn Sở hữu trí tuệ

* Tư vấn Đất đai
* Dịch vụ công chứng
* Dịch vụ chuyển quyền SDĐ

* Tư vấn Sở hữu trí tuệ
* Tư vấn Đầu tư nước ngoài
* Tư vấn Dân sự

* Dịch vụ công chứng
* Tư vấn & Soạn thảo các loại HĐ
* Xây dựng quy chế cho DN

* Tư vấn Doanh nghiệp
* Tư vấn - Dịch vụ tài chính
* Tư vấn Sở hữu trí tuệ

TP.Hồ Chí Minh

* Tư vấn Doanh nghiệp
* Tư vấn - Dịch vụ tài chính

* Tư vấn Doanh nghiệp
* Tư vấn thủ tục hành chính
* Tư vấn các lĩnh vực khác


TÌNH TRẠNG WEBSITE

 

Bản Quyền (c) - 2009 thuộc về Công ty tư vấn Việt Quốc Luật

Văn phòng tại Hà Nội
Add: Phòng 1304 - toà nhà N06 - ngõ 49 - đường Trần Đăng Ninh - Dịch Vọng - Cầu Giấy - Hà nội
Tel : (84-4).3 793 2578 - (84-4) 62813499
Fax : (84-4) 62813498
Email :
luatvietquoc@gmail.com  - Visultant@vietquocluat.com.vn

Tại Thành phố Hồ Chí Minh
Hotline: 0902 283 788
Tel : (84-4).3 793 2578 - (84-4) 62813499
Fax : (84-4) 62813498
Email :
luatvietquoc@gmail.com  - Visultant@vietquocluat.com.vn

Giấy phép số 153/GP-TTĐT do Bộ thông tin và truyền thông cấp ngày 30 tháng 9 năm 2008

văn bản pháp luật luật doanh nghiệp luật đất đai hệ thống pháp luật bộ luật dân sự 2015 bộ luật hình sự 2015 Thiết kế bởi Thiet ke web - VNT Tech. Group