Phụ thuộc vào từng hoàn cảnh, việc sao chép có thể được coi là hợp lý nếu phục vụ mục đích phê bình, dẫn giải, đưa tin, giảng dạy (bao gồm việc sao chép nhiều lần để sử dụng trong các lớp học), hoặc nghiên cứu. Báo cáo năm 1961 về đăng ký bản quyền dựa trên sự xem xét tổng quan của Luật Bản quyền Hoa Kỳ trích dẫn các ví dụ về các hành động được coi là “sử dụng hợp lý”. Đó là những hành động như “trích dẫn các phần trong một bài luận hoặc bài phân tích nhằm mục đích minh họa hoặc phê bình, trích dẫn các đoạn văn ngắn trong công trình nghiên cứu kỹ thuật hoặc khoa học nhằm để minh họa hoặc làm rõ hơn nhận định của tác giả; sử dụng để nhại lại một ít nội dung của tác phẩm đó; tóm tắt một bài phát biểu hoặc một bài báo với những trích dẫn ngắn gọn trong một bản tin; việc sao chép lại một phần tác phẩm của thư viện do một số phần đã bị hư hỏng; giáo viên hoặc học sinh sao chép một phần nhỏ của tác phẩm để minh họa cho bài học; sao chép lại tác phẩm trong các vụ kiện pháp lý hoặc các biên bản báo cáo; sao chép lại ngẫu nhiên và tình cờ trong một cuốn phim thời sự hoặc truyền hình, của một cơ quan có địa điểm tại nơi sự kiện được ghi lại”.
Để xem xét liệu việc sử dụng cụ thể một tài liệu có phải là “hợp lý” hay không, tòa án thường căn cứ vào các yếu tố dưới đây:
-
Mục tiêu và mục đích của việc sử dụng, có nghĩa là liệu việc sử dụng là nhằm mục đích thương mại hay là các mục đích giáo dục phi lợi nhuận;
-
Bản chất của công việc sao chép;
-
Khối lượng và thực chất của các phần được sử dụng trong công trình được cấp bản quyền (công trình dài hay ngắn, để xem việc sao chép là toàn bộ hay không, ví dụ như chỉ một hình ảnh hoặc một vài phần của tiểu thuyết dài);
-
Tác động của việc sử dụng trên thị trường tiềm năng đối với công trình được cấp bản quyền hoặc giá trị của công trình đó.
Phân biệt giữa việc “sử dụng hợp lý” và vi phạm có thể không rõ ràng và không dễ gì xác định. Không có các từ ngữ, dòng hoặc ghi chú cụ thể mà có thể sử dụng để biểu thị toàn bộ ý nghĩa, mà không có những ngoại lệ. Ghi ra nguồn tài liệu được giữ bản quyền không thay thế được việc được phép.
Cần phải lưu ý rằng, kể cả trong giáo dục, sẽ không là “sử dụng hợp lý” để sao chép nếu nhằm “mục tiêu thương mại” hoặc sao chép “một cách hệ thống”, hay được hiểu là “khi mục tiêu sao chép là dùng cho việc mua hoặc bán”. Không có yếu tố nào quyết định liệu việc sử dụng này có “hợp lý” hay không. Tất cả bốn nhân tố trên phải được xem xét cùng với nhau trong tất cả các trường hợp. Xem thêm trong thông tư và thư báo về bản quyền của Văn phòng Bảo vệ Bản quyền Mỹ ở: “Thông tư 21 – Sao chép các công trình có bản quyền của các nhà giáo dục và những người làm trong thư viện”.
SỬ DỤNG TRONG LỚP HỌC, LÀM THẾ NÀO CÓ THỂ ÁP DỤNG SỬ DỤNG HỢP LÝ?
Mạng Internet đã tăng cường khả năng sao chép rất nhiều phiên bản hoàn hảo. Điều đó đã thay đổi khái niệm “hợp lý”. Hãy cẩn thận khi sử dụng tài liệu từ mạng Internet; chú ý bốn yếu tố để kiểm tra việc “sử dụng hợp lý”, hoặc xin phép chủ sở hữu. Chương trình Thư viện Kỹ thuật số Quốc gia đã có nỗ lực rất lớn nhằm các định các chủ sở hữu bản quyền tiềm năng đối với một số mục trong bộ sưu tập Ký ức về nước Mỹ, mặc dù chương trình này thường không thể biết chắc chắn quyền của chủ sở hữu vì thời gian tồn tại của tác phẩm. Khi có biết về người chủ sở hữu nào thì chương trình sẽ đưa thông tin đó vào trong các Quy định về giới hạn gắn liền với các bộ sưu tập này.