CÔNG VIỆC:
Đăng ký nhận nuôi con nuôi (chưa xác định trẻ)
|
|
CƠ QUAN THỰC HIỆN:
|
CƠ SỞ PHÁP LÝ:
- Bộ luật dân sự;
- Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000;
- Hiệp định hợp tác nuôi con nuôi Việt - Pháp;
- Nghị định 184/CP ngày 30.11.1994 của Chính phủ;
- Nghị định 83/1998/NĐ-CP ngày 10.10.1998 của Chính phủ;
- Quyết định 142/2000/QĐ-TTg ngày 11.12.2000 của Thủ tướng Chính phủ;
- Quyết định 57/2000/QĐ-BTC ngày 20.4.2000 của Bộ Tài chính;
- Thông tư liên bộ 503/TT-LB ngày 25.5.1995 của liên bộ Tư pháp - Ngoại giao - Nội vụ;
- Thông tư 337/TT-BTP ngày 23.8.1995 của Bộ Tư pháp;
- Thông tư 12/1999/TT- BTP ngày 25.6.1999 của Bộ Tư pháp;
- Thông tư 04/2001/TT-BTP ngày 20.3.2001 của Bộ Tư pháp;
- Thông tư 01/1999/TT-NG ngày 3.6.1999 của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
|
|
THỦ TỤC:
* Hồ sơ xin nhận con nuôi phải được lập thành 02 bộ, mỗi bộ gồm các giấy tờ sau:
1. Đơn xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi (theo mẫu); Nếu người xin nhận con nuôi đang có vợ hoặc chồng thì trong đơn còn phải có ý kiến thoả thuận của vợ hoặc chồng về việc nuôi con nuôi;
2. Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ hợp lệ khác thay thế của người xin nhận con nuôi;
3. Giấy xác nhận người đó có đủ điều kiện để nuôi con nuôi theo pháp luật của nước đó và việc xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi, được công nhận ở nước đó do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người xin nhận con nuôi là công dân được cấp chưa quá 6 tháng;
4. Giấy xác nhận của Tổ chức y tế có thẩm quyền về chuyên môn được Sở Tư pháp chấp nhận, cấp chưa quá 6 tháng xác nhận người xin nhận con nuôi có sức khoẻ, không mắc bệnh tâm thần, bệnh truyền nhiễm;
5. Giấy xác nhận về mức thu nhập hàng năm của người xin nhận con nuôi đủ đảm bảo việc nuôi dưỡng con nuôi được cấp chưa quá 6 tháng;
6. Giấy cam kết (theo mẫu) về việc hàng năm người xin nhận con nuôi phải thông báo cho Bộ tư pháp và cho UBND cấp tỉnh, nơi ra quyết định cho nhận con nuôi, về tình trạng phát triển của con nuôi cho đến khi con nuôi đủ 18 tuổi; thông báo này phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước nơi con nuôi thường trú;
7. Bản sao giấy khai sinh của trẻ em được xin nhận làm con nuôi;
8. Giấy xác nhận của cha mẹ hoặc người đỡ đầu của trẻ em tự nguyện đồng ý cho trẻ em để làm con nuôi nước ngoài; trong trường hợp không có cha, mẹ hoặc người đỡ đầu thì phải có giấy xác nhận đồng ý của người trực tiếp nuôi dưỡng; Nếu là trẻ em đang sống trong các cơ sở nuôi dưỡng, thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng đó về việc chấp thuận cho trẻ làm con nuôi người nước ngoài.
8.1. Trẻ em từ 9 tuổi trở lên phải có sự đồng ý bằng văn bản của trẻ em đó chấp thuận làm con nuôi người nước ngoài.
8.2. Trong trường hợp trẻ sơ sinh bị bỏ rơi phải có văn bản xác nhận về tình trạng trẻ bị bỏ rơi.
* Đơn xin đăng ký nuôi con nuôi nộp ở Bộ Tư pháp. Sau khi nhận Công văn của Bộ Tư pháp trong thời hạn 30 ngày, Sở Tư pháp có trách nhiệm phối hợp cơ sở nuôi dưỡng giới thiệu trẻ và trả lời Bộ Tư pháp.
|
|
THỜI GIAN:
- Sở Tư pháp : 43 ngày.
- Trình UBND thành phố : 3 ngày.
|
|
LỆ PHÍ:
|
* ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ:
CÔNG TY TƯ VẤN VIỆT- QUỐC LUẬT
Office: Phòng 407-D6, ngõ 565 Lạc Long Quân, Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội.
Tel: 04.2949155
Fax: 04.7589077 Hotline: 0985 631 476
Websites:www.Vietquocluat.com.vn/www.tuvanluat.net.vn/www.thutuchanhchinh.com.vn
|